Now Reading
Người Tây Ăn Tết Ta

Người Tây Ăn Tết Ta

Sự phát triển của Sài Gòn kéo theo một lượng lớn những người nước ngoài tìm đến sinh sống và làm việc tại đây. Ngày Tết là một dịp đặc biệt đối với những người bản địa. Vậy còn với người nước ngoài, họ sẽ làm gì trong Tết?

Yousuke Otani

Với Yousuke Otani – một chàng trai Nhật Bản đã sống ở Sài Gòn gần ba năm, Tết Nguyên đán cũng gần giống như dịp đầu năm ở quê hương của anh. Người bạn 28 tuổi này sau khi tốt nghiệp Đại học đã quyết định chuyển đến Sài Gòn để tiếp tục theo đuổi công việc IT mà anh yêu thích. Trải qua hai mùa Tết ở Sài Gòn, Yousuke chia sẻ, dịp đầu năm ở Nhật và Tết Nguyên đán ở Sài Gòn cũng khá tương đồng nhau. Nếu người Nhật trong đêm giao thừa, họ quây quần với gia đình và ăn món truyền thống (mì Soba) thì người Sài Gòn cũng vậy. Người Nhật cũng thường đến đền thờ để cầu nguyện cho một năm mới an lành, hệt như cảnh đông đúc tại các ngôi chùa ở Sài Gòn trong dịp Tết. Nhưng cũng như hầu hết các người bạn nước ngoài khác đang sinh sống ở Sài Gòn, những ngày nghỉ lễ dài hơi như Tết với đa số hàng quán đóng cửa được xem là một “cực hình”. Yousuke hóm hỉnh chia sẻ: “Những quán ăn thường ngày tôi hay ghé đến đều đóng cửa trong dịp Tết. Điều này cũng khá giống với Nhật, nhưng ở Nhật họ chỉ nghỉ cùng lắm là 3 ngày thôi, không kéo dài cả tuần như ở đây đâu”. Yousuke kể về kỷ niệm khi ăn Tết cùng với gia đình người bạn gái của anh: “Tôi được mời ăn bánh chưng. Nó có vẻ giống như bánh Mochi. Rồi chúng tôi cùng nhau hát Karaoke. Tôi đã ghé thăm gia đình của cô ấy nhiều lần nhưng dường như vào dịp Tết, mọi thứ đều vui vẻ hơn hẳn, từ con người đến không khí xung quanh. Điều đáng buồn duy nhất lúc đó là họ khiến tôi thấy nhớ gia đình của mình. Nhưng tôi chỉ buồn một chút thôi, vì bạn gái tôi nói, Tết mà buồn là cả năm sẽ buồn theo nên tôi không dám buồn nữa (cười lớn)”.

Clemens Levert

Cũng như Yousuke, chàng trai người Hà Lan Clemens Levert cũng chọn Sài Gòn làm nơi để phát triển sự nghiệp của mình. Clemens hiện đang là giám đốc marketing cho một startup về thể thao ở Sài Gòn. Bên cạnh đó, anh chàng tài năng này còn là người sáng lập nhóm Doanh nhân trẻ Sài Gòn (YES – Young Entrepreneurs Saigon). Với 4 năm sống ở Sài Gòn và cơ hội tiếp xúc với nhiều người bản địa qua công việc, Clemens tỏ ra khá “sõi” về văn hoá Việt Nam. Anh chàng có thể kể vanh vách cho bạn nghe về những tập tục truyền thống của người Việt trong dịp Tết như xông nhà, lì xì,…

“Tôi đã ở đây được hai cái Tết rồi. Và mọi thứ trong những ngày nghỉ đó thật sự rất dễ chịu. Đường phố không còn đông đúc nữa. Không khí cũng trong lành hơn. Điều bất tiện duy nhất là khá nhiều cửa hàng đóng cửa. Năm đầu tiên do không có kinh nghiệm nên tôi đã phải ăn mì gói gần như suốt một tuần (cười)”. Clemens chia sẻ, ở Hà Lan – quê hương của anh, người ta vẫn làm việc bình thường vào đêm giao thừa và ngày đầu năm, các cửa hàng thì vẫn luôn sáng đèn. Còn ở Sài Gòn thì khác, chỉ cần bước chân ra đường thôi là đã thấy “vị” Tết. “Nếu ra đường mà bạn thấy ở những nơi đông người như trung tâm thương mại, công viên, họ trang trí bánh chưng, hoa mai hay những em bé mặc áo dài thì bạn biết là sắp đến Tết rồi đấy”. Với Clemens, Tết chính làdịpđểanhcóthểthưgiãnvàvuithảga với những người bạn của mình. “Họ dẫn tôi đi đường hoa, đi xin chữ ông Đồ, ghé qua khu người Hoa để thưởng thức những món ăn hấp dẫn. Và tất nhiên là không thể thiếu màn “1, 2, 3 dzô!”.

Jenny Ong

với Tết, Jenny tự nhận mình: “Mỗi khi gần đến Tết, tôi lại có cảm giác như mình là một người Việt thật sự và rất mong chờ đến đêm giao thừa vậy”. Dành một tình cảm đặc biệt cho Sài Gòn, Jenny chia sẻ cô đã đi dạy Anh văn trên khắp các quận ở Sài Gòn, từ trường học, đến trung tâm, những lớp dạy cá nhân ngoài giờ và sau này là trại hè tiếng Anh do chính cô tổ chức. “Năm đầu tiên đến đây, tôi ở cùng một gia đình người Việt. Dịp Tết đầu tiên, họ đối xử với tôi như chính một thành viên trong gia đình. Chúng tôi đón giao thừa cùng nhau, ăn bánh chưng, củ kiệu và uống rượu. Tôi còn được nhận tiền lì xì nữa. Điều đó khiến tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Những người bạn Sài Gòn khác của tôi cũng vậy, dường như ai cũng rất thân thiện và tốt tính, họ sẵn sàng giúp đỡ tôi trong mọi trường hợp. Điều đó thật đáng quý biết bao!”. Với một cô giáo như Jenny, Tết cũng là dịp để được nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt mỏi. Và như một bao người thầy người cô khác, Jenny cũng được phụ huynh, học trò đến nhà chúc Tết. Jenny chia sẻ: “Năm Tết đầu tiên ở Sài Gòn, tôi rất bất ngờ khi được nhiều phụ huynh cũng như học sinh ghé thăm. Họ mang trái cây đến tặng tôi và những cô cậu bé thì khoanh tay trước mặt tôi và chúc tôi niềm vui, sức khoẻ. Điều đó thật sự rất đặc biệt với một giáo viên nước ngoài như tôi”. Jenny cũng nói thêm, Tết cũng là dịp để cô có thể thực hiện những điều cô yêu thích như nấu ăn, dắt chó đi dạo hay đi du lịch. Tự nhận mình “30% là người Việt Nam rồi”, Jenny vui vẻ nói rằng Tết năm nay cô sẽ tự thức canh bánh chưng và đem mời các cô bác hàng xóm cùng ăn cho vui. Và chúng tôi cùng nhau cười phá lên. Phải rồi, Tết lúc nào cũng vui như thế, dù là với người Ta hay người Tây!

Bài: Tin

Nguồn: Tạp Chí Ngọc Viễn Đông, Summer 2020 Issue

Read more
Người Trẻ Gìn Giữ Sài Gòn Phần 2

Những tưởng chỉ những người con sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn mới biết thương vùng đất này. Read more

Nhịp Sống Trẻ

Nơi khu chung cư cũ... Chung cư Tôn Thất Đạm là một địa chỉ quen thuộc với những người trẻ. Read more

Chè Sài Gòn, Muôn Vị Từ Muôn Nơi

Trời Sài Gòn nắng chang chang, được thưởng thức một ly chè chắc là “đã” lắm! Chợt nhớ ở Việt Read more

Ghé Chợ Đồ Cổ…

...tìm mua đồ cũ Phiên chợ đồ cổ là nơi bạn có thể tìm thấy bất kì món cổ vật Read more

View Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published.

© 2021 Ngọc Viễn Đông Magazine. All Rights Reserved.